Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết
In lụa áo thun là một trong những phương pháp được sử dụng tương đối nhiều trong ngành may mặc hiện nay, tuy nhiên một trong những vấn đề cần lưu ý là kỹ thuật in lụa trên áo thun như thế nào để có hiệu quả kinh tế tối ưu nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng, In lụa áo thun gồm những công đoạn, quy trình như thế nào? Ưu điểm cũng như như nhược điểm của kỹ thuật in lụa.
>> So Sánh Kỹ Thuật In Chuyển Nhiệt Và In Lụa Áo Thun Đồng Phục
Kỹ Thuật In Lụa Là Gì?
In lụa hay còn gọi là in kéo lụa là một phương pháp in truyền thống có từ lâu đời, thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên tắc chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in.
Do vậy ta cần phải chọn loại mực in phù hợp từng loai vải, loại mực được lựa chọn nhiều nhất là mực gốc nước, Sở dĩ chọn loại mực này là vì mực có mùi nhẹ, có thể pha loãng, có đặc tính mềm mại, có thể sử dụng cho nhiều loại vải khác nhau, mang đến hình ảnh sau in đẹp mắt, rõ nét, mềm mượt…
Phân Loại Các Kỹ Thuật In Lụa Áo Thun
In lụa nói chung và in lụa trên vải, áo thun nói riêng cũng được phân chia dựa trên 3 tiêu chí cơ bản
* Phân loại in lụa theo hình dạng khuôn in
– In lụa dùng khuôn lưới phẳng
– In lụa dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay
* Phân loại in lụa theo phương pháp in
– In lụa trực tiếp
– In lụa phá gắn
– In lụa dự phòng
* Phân loại in lụa theo cách thức sử dụng khuôn in
– In lụa trên bàn in thủ công
– In lụa trên máy in tự động
– In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
Quy Trình In Lụa Áo Thun
1. Chuẩn bị khung in, nguyên liệu trước khi in
Để tiến hành in lụa thủ công trên áo thun, trên vải hay trên bất kỳ chất liệu nào cần chuẩn bi những dụng cụ sau:
– Khung in có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, trên khung in được căng (rất căng) một tấm lụa mỏng
– Một tấm gỗ hoặc nhựa dẻo không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là “dao”
– Một số hóa chất đặt biệt và mực in chuyên dùng cho in lụa
– Một dàn đèn chiếu dùng để sấy phim.
Khung in có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Trước khi đổ mực in lên khuôn, khuôn cần phải được vệ sinh sạch sẽ và phơi khô. Chuẩn bi mực in phù hợp., Keo chụp bản, keo tẩy khung sau khi in.
2. Chọn mẫu in
Chon mẫu cần in và in lên giấy phim in lua
3. Pha keo
Khi sử dụng chụp bản, cần pha keo PVA với bicromat.pha vừa đủ, keo sau khi pha rồi thì không để lâu được.
Lưu ý đến độ sệt của keo, độ sệt của keo sẽ làm cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không, nếu keo lỏng quá khi tráng lên khung bị nhão, nếu sệt quá lại khó phủ bề mặt lụa đều.
Môi trường làm việc khi pha keo là nên ở trong nhà, tránh ánh sáng mặt trời hoặc tránh ánh đèn neon chiếu trực tiếp vào.
4. Pha mực
Tùy vào vật liệu in mà sử dụng loại mực thích hợp. Mực in lụa sử dụng mực hệ dầu, hệ nước, plastisol, Pha loãng mực,phối màu phù hợp bản in
5.Tẩy khung in
Vét hết mực còn lại trong khung.dùng giẻ tẩm dầu hôi chùi sạch mực trên khung.”thấm” vào keo PVA.Rắc một ít thuốc tím lên 2 mặt khung, dùng giẻ ướt thấm & xoa đều lên khung cho nó “thấm” vào keo PVA.Sau đó đem khung ra phơi nắng cho khô.
6.Chụp khung lụa
Đây là lúc quan trọng nhất, quyết định 50% sự thành công, nếu mới làm lần đầu thì cần làm nhiều lần để được kết quả ưng ý nhất.
Đặt phim lên mặt bàn chụp áp khung lên phim, canh chỉnh vị trí cho phù hợp, lúc này lòng khung sẽ quay lên phía trên, đèn chụp thì nằm dưới là ok.
Lót tấm vải đen lên mặt trong của khung, tác dụng của nó là không cho ánh sáng phản xạ ngược trở lại vào phần tử in trên khung làm bít khung.
Đặt tấm xốp đè lên tấm vài, mặt nào phẳng hơn thì nằm dưới, tác dụng là tạo ra lực ép đều lên mặt khung.
Đặt tấm kính lên tấm xốp, dung vật nặng dằn lên trên, sau khi dàn xếp xong xuôi, bật đèn để bắt đầu chụp. Canh thời gian (bằng giây). Thông thường chụp từ 3-5 phút, tuy nhiên tùy vào đèn đuốc, keo,… mà canh chỉnh thời gian phù hợp.
Sau khi đủ thời gian, tắt đèn, lấy khung mang ra vòi nước để tẩy khung. Soi dưới ánh đèn để xem kết quả, các nét phải sáng đều, đường biên sắc cạnh là được.
Ưu Điểm Nhược Điểm Kỹ Thuật In Lụa
Ưu điểm Kỹ Thuật In Lụa
Công nghệ in lụa trên áo có ưu điểm là giá thành rẻ hơn so với áo cùng chất liệu sử dụng kỹ thuật in ấn khác
– In lụa có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau từ đó giúp những xưởng in lụa có thể in nhiều sản phẩm khác nhau mà không cần phái đầu tư thêm những máy móc chuyên dụng khác
– Cách in dễ dàng, đơn giản, màu sắc in hài hòa tạo ra những sản phẩm in có tính thẩm mỹ cao
– In lụa rất phù hợp để in những đơn hàng số lượng ít
Ngược điểm Kỹ Thuật In Lụa
– Nhược điểm lớn nhất để khách hàng không chọn in lụa đó là kỹ thuật in kéo lụa không in được những thiết kế cầu kỳ nhiều màu sắc, chỉ in được đơn sắc > in 1 màu thợ phải kéo dao in 1 lần, 2 màu > 2 lần, càng nhiều màu độ lệch sao với thiết kế càng lớn.
– Chất lượng sản phẩm in ấn chỉ ở mức có thể chấp nhận được của thị trường, chưa sắc nét và đẹp lắm so với những yêu cầu cao.
– Khác với in chuyển nhiệt, in trên lụa thường bị giới hạn màu in và chỉ in được hình đơn sắc.