Kỹ Thuật In Chuyển Nhiệt Trên Áo Thun, Trên Vải

In chuyển nhiệt (thermal transfer printing) là phương pháp dùng để in phổ biến hiện nay được phát minh bởi tập đoàn SATO (Nhật Bản) với máy in nhãn chuyển nhiệt đầu tiên trên thế giới (SATO M-2311) được ra mắt vào năm 1981.

Vậy kỹ thuật in chuyển nhiệt là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Có những công nghệ in chuyển nhiệt trên áo thun nào phổ biến hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé.

1. In Chuyển Nhiệt Là Gì?

In chuyển nhiệt là một phương pháp kỹ thuật số sử dụng nhiệt năng làm nóng lớp phủ ribbon để nó truyền tải hình ảnh lên bề mặt chất liệu cần in như : vải, gỗ, đá, pha lê, thủy tinh, sứ, gạch men…

Đây là phương pháp in được các xưởng in áo đồng phục hay khách hàng ưa chuộng hơn so với công nghệ in trực tiếp bởi vì nó tạo nên những màu sắc đa dạng, chất lượng hình ảnh đẹp và màu rất bền.

2. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của In Chuyển Nhiệt

• Ưu điểm kỹ thuật In chuyển nhiệt

+ in chuyển nhiệt có thể dễ dàng in các hình ảnh, hoa văn hay hoạt tiết có màu sắc phức tạp lên bề mặt sản phẩm.
+ In trực tiếp từ file thiết kế đồ họa hoặc hình ảnh lên trên vải mà khó có thể bị phai màu (ngay cả khi giặt bằng tay hoặc thuốc tẩy).
+ Linh động trong hình ảnh in hoặc có thể in trên bất kỳ vùng nào của áo.
+ Kỹ thuật in đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.

• Nhược điểm kỹ thuật In chuyển nhiệt

+ In đẹp hơn trên các vải màu sáng như hồng, xanh da trời, trắng…
+ Chỉ phù hợp in với số lượng ít, in lâu hơn với số lượng lớn.

3. Các Thiết Bị, Vật Liệu Trong Kỹ Thuật In Chuyển Nhiệt Trên Áo Thun

+ Giấy in chuyển nhiệt: là loại giấy dùng để truyền tải hình ảnh từ giấy sang vật phẩm cần in chuyển nhiệt bằng máy ép nhiệt phăng do bề mặt giấy được phủ một lớp thuốc in riêng biệt.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại giấy in chuyển nhiệt như : giấy in chuyển nhiệt thường (giấy thuốc), Giấy in chuyển nhiệt Hàn Quốc, Giấy in chuyển nhiệt Jetpro, Giấy in chuyển nhiệt dạng cuộn,..

+ Máy in chuyển nhiệt có gắn mực in chuyển nhiệt: ngoài giấy in chuyển nhiệt thì chúng ta cần phải có máy in chuyển nhiệt để in hình ảnh từ file thiết kế lên giấy in chuyển nhiệt bằng hệ thống mực nhiệt.

+ Máy ép nhiệt phẳng, máy ép nhiệt cao áp
Máy ép nhiệt phẳng là một thiết bị quan trọng trong công nghệ in chuyển nhiệt.

Máy ép nhiệt phẳng cao áp : là loại máy dùng nhiệt năng được thiết lập nhiệt độ cao cùng với lượng thời gian tương ứng cho từng vật liệu cần ép (bề mặt vật liệu này phải có bề mặt phẳng), để từ đó có thể chuyển tải hình ảnh từ giấy in chuyển nhiệt lên áo, vải, pha lê, thủy tinh, gạch men.

4. Các Công Nghệ In Chuyển Nhiệt Phổ Biến Hiện Nay

a) In chuyển nhiệt lên áo thun màu sáng

Chuẩn bị :

+ Áo thun sáng màu trơn, chất liệu chứa ít nhất 65% cotton hoặc PE
+ Mực in nhiệt, máy in phun
+ Hình in có độ phân giải và kích thước theo nhu cầu
+ Giấy in chuyển nhiệt trên vải sáng màu.
+ Máy ép nhiệt

– Quy trình In chuyển nhiệt lên áo thun màu sáng

+ Bước 1: Sử máy in chuyển nhiệt in hình ảnh từ file ra giấy in chuyển nhiệt (in ngược file).
+ Bước 2: Mở máy ép nhiệt phẳng, chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp với chất liệu của sản phẩm cần ép.
+Bước 3: Khi máy ép nhiệt đạt đến nhiệt độ cần ép thì cho phôi áo đặt lên mâm dưới máy ép nhiệt ngay thẳng, úp file hình trên giấy in chuyển nhiệt lên áo vào vị trí cần in.
+Bước 4: Ép chặt mâm trên máy ép nhiệt xuống, lúc đó thời gian của đồng hồ máy ép nhiệt phẳng sẽ chạy lùi dần về số 0.
+Bước 5: Khi đủ thời gian ép, máy sẽ phát tín hiệu, chúng ta mở mâm trên máy ép và lấy sản phẩm đã hoàn thiện ra ngoài.

b) In chuyển nhiệt lên áo thun màu tối

Chuẩn bị:

+ Áo thun màu tối với thành phần vải 65% đến 100% cotton.
+ Mực in sử dụng mực nước hoặc mực dầu, máy in phun
+ Giấy chuyển nhiệt dùng để in lên vải tối màu.
+ Hình in có độ phân giải và kích thước phù hợp nhu cầu.
+ Máy ép nhiệt theo hình in.

– Quy trình In chuyển nhiệt lên áo thun màu tối

+ Bước 1: Sử máy in chuyển nhiệt in hình ảnh từ file ra giấy in chuyển nhiệt (không in ngược file).
+ Bước 2: Dùng máy cắt Decal cắt hình ảnh giấy in chuyển nhiệt theo file thiết kế trên máy tính.
+ Bước 3: Khởi động máy ép nhiệt phẳng, chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp.
+ Bước 4: Ép chặt mâm trên máy ép nhiệt xuống, lúc đó thời gian của đồng hồ máy ép nhiệt phẳng sẽ chạy lùi dần về số 0.
+ Bước 5: Khi đủ thời gian ép, máy sẽ phát tín hiệu, chúng ta mở mâm trên máy ép và lấy sản phẩm đã hoàn thiện ra ngoài.

5. Cách Xử Lý Lỗi Khi In Chuyển Nhiệt

Trong quá trình in chuyển nhiệt, đôi khi sẽ có nhiều lỗi xảy ra mà những người thợ thường có những cách xử lý hợp lý như trường hợp lỗi sọc giấy răng cưa. Đây là lỗi thường gặp nếu sử dụng giấy thuốc, giấy in chính hãng chứ không xảy ra ở giấy photo bình thường.

Để tránh tình trạng này bạn nên sử dụng giấy có độ dày nhiều như giấy roki. Sau đó, các bạn luồng vào dưới khay giấy ra, kéo vào trong bánh trăng, lua vài đường, các bạn sẽ thấy có nhiều bột mực khô rơi ra, kéo qua lại và không nên kéo lên xuống vì sẽ làm lệch trục tâm bánh xe. Nên làm cách này thường xuyên khoảng 100 tờ làm 1 lần.

+ Lỗi bóng đổ 3D in chuyển nhiệt: Lỗi này làm cho hình ảnh bạn in được sẽ xuất hiện thêm một bóng mờ bên cạnh vật thể đó. Cách khắc phục tình trạng này là bạn nên kiểm tra lại file in, máy in xem lỗi có phải do file gốc không? Nếu có, nên chỉnh lại file hoặc làm sạch máy in. Khi ép nhiệt, cần cẩn thận từ từ nhưng chắc chắn giấy không bị xê dịch.

Khi gỡ máy ra, bạn cũng không nên để văng giấy. Nếu giấy lỡ văng, bạn nhặt một cách nhanh nhất có thể. Ngoài ra, bạn cũng nên thử dùng một lớp giấy trắng hoặc một lớp vải trắng phủ lên trên cùng xem có thay đổi được gì không.

+ Lỗi in hình bị ngược khi in chuyển nhiệt ở vải: đây là một lỗi bởi sự không cẩn thận của người in bởi vì khi ta ép hình nào đó lên vật khác, khi gỡ ra, hình ảnh trên vật đó phải ngược lại với hình ban đầu, bởi khi tiếp xúc, chúng đối đầu lại với nhau. Để khắc phục tình trạng này bạn nên lật ngược trước nội dung in hoặc cài máy in chuyển nhiệt ở chế độ mirror (gương soi – có nghĩa là lật ngược).

+ Hình in bị rổ: nguyên nhân gặp tình trạng này là do giấy in chuyển nhiệt. Thông thường, một tờ giấy in chuyển nhiệt có 2 mặt. Một mặt có phủ keo trơn bóng, mặt kia rổ hơn.

Nếu không để ý, bạn rất dễ nhầm lẫn, điều này sẽ khiến nội dung in của bạn in trên mặt trái. Kết quả là hình in bị rổ. Bạn hãy cẩn trọng, có thể dùng ánh sáng đèn điện, để nghiên tờ giấy để kiểm chứng.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật in chuyển nhiệt trên áo thun giúp các bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết.

Cho mình 5 sao nhé!
5/5 (1 Review)

Trả lời