Nguồn Gốc Lịch Sử Ra Đời Của Chiếc Áo Thun

Áo thun có lẽ là trang phục quá quen thuộc với chúng ta, có thể mặc hàng ngày, đi làm, đi chơi…với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau đáp ứng nhu cầu và phong cách ăn mặc của mỗi người. Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi chiếc áo thun có từ khi nào? Do ai thiết kế và đã trải qua bao nhiêu lần thay đổi thiết kế hay chưa? Nếu thắc mắc về điều đó thì hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé.

1. Áo thun là gì?

Áo thun (áo phông) hay còn được gọi theo tiếng Anh với cái tên T-shirt bởi kiểu dáng áo tương tự hình chữ T, là tên gọi để chỉ những chiếc áo được mặc tròng đầu không cần gài nút. Áo thun có thể trơn hoặc có họa tiết hình in /thêu trên áo.

Ở Việt Nam, áo thun được sử dụng trong thời trang dạo phố, các hoạt động ngoài trời, đồng phục công ty…bởi vì nó dễ mặc và giá thành rẻ, ít nhăn không cần ủi và thích hợp cho vận động nên khá phổ biến. Thông thường, áo thun có thiết kế ngắn tay, cổ tròn, được may bằng chất vải cotton.

Hiện nay, áo thun có nhiều kiểu dáng khác nhau, chủ yếu là do kiểu may áo thun hoặc hình in trên áo thun, một số tên gọi phổ biến như polo, cổ trụ, cổ bẻ, cổ tròn, raglan, cổ sơ mi…

2. Nguồn gốc ra đời của áo thun

Chiếc áo thun được ra đời bắt nguồn từ áo lót của nam giới châu Âu vào khoảng thế kỉ XIX. Thời đó những người đàn ông thường mặc một chiếc áo lót bên trong và một chiếc áo sơ mi bên ngoài. Áo thun bắt đầu được sử dụng rộng rãi bởi những người thợ mỏ, công nhân bốc vác những người mà phải thường xuyên làm việc trong môi trường nặng nhọc, nóng bức và mặc áo thun khiến họ cảm thấy thoải mái, thoáng mát hơn.

Áo thun được ra đời bắt nguồn từ áo lót của nam giới châu Âu vào khoảng thế kỉ XIX

 

Khi cuộc chiến tranh giữa Hoa Kì và Tây Ban Nha diễn ra vào năm 1898, chiếc áo thun được các Hải Quân Mỹ sử dụng rộng rãi như một chiếc áo lót bên trong bộ đồng phục chiến đấu. Kể từ đó, nó được những người lính tận dụng khi hành quân đến những vùng có khí hậu nóng ẩm.

Chính vì những tiện lợi thoải mái áo thun mang lại mà nó đã nhanh chóng được lan ra rộng khắp và được người dân sử dụng như trang phục hàng ngày và là một sản phẩm may mặc then chốt trong nền công nghiệp thời trang trong những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 tại Mỹ và châu Âu.

3. Sự phát triển của áo thun qua các giai đoạn lịch sử

a. Thập niên 50 – cột mốc đánh dấu sự lan rộng của áo thun trong nước Mỹ

Mặc dù ra đời từ rất sớm ở Mỹ, nhưng đến những năm 50 của thế kỉ XX, khi mà chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, áo thun mới thực sự phổ biến và lan truyền mạnh mẽ nhờ sự tác động của điện ảnh, mà Hollywood là tác nhân chính.

Xu hướng áo thun Thập niên 50

 

Hai ngôi sao điện ảnh Marlon Brando và James Dean là người có công truyền bá phong cách thời trang này qua các bộ phim hành động báo thù đình đám của kinh đô điện ảnh thế giới với tên gọi “A Streetcar Named Desire” và “Rebel Without A Cause” với tên gọi tiếng Việt là” Chuyến tàu mang tên dục vọng” và “Nổi loạn vô cớ”. Ngay sau đó, công ty áo thun Hanes đã bắt kịp trào lưu này. Cả hai bộ phim đều góp công to lớn vào sự lan truyền của áo thun trong cộng đồng.

b. Thập niên 60 – Áo thun như là một phương tiện để truyền bá thông điệp chính trị xã hội

Bước sang thập niên 60, xã hội Mỹ trải qua nhiều biến động và khủng hoảng về chính trị xã hội. Tiêu biểu trong đó là phong trào phản đối leo thang chiến tranh với Việt Nam, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, cái chết vào năm 1968 của Martin Luther King một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động, đã được trao tặng giải Noben về Hòa Bình năm 1954.

Từ đó, áo thun trở thành công cụ để thanh thiếu niên tuyên truyền về chính trị xã hội bằng cách in những câu khẩu hiệu hay hình ảnh phản đối chiến tranh lên áo. Trong đó, phổ biến nhất là in trên áo thun khuôn mặt nhà cách mạng Che Guevara, một chiến sĩ cách mạng cộng sản Nam Mỹ.

c. Thập niên 70+80 – Áo thun là trang phục phổ biến của các ca sĩ trẻ

Đến thập niên 70 – 80, áo thun không còn là phương tiện để truyền bá thông điệp chính trị là đã trở thành style của các ca sĩ nhạc rock.

Họ mặc những chiếc áo thun có in hình ấn tượng và đi khắp thế giới để quảng bá cho tour diễn của mình để thu hút fan hâm mộ. Và cũng từ đó, các fan săn lùng những chiếc áo thun giống với ban nhạc mà họ yêu thích và nhanh chóng chóng được giới trẻ trên toàn thế giới biết đến và tìm kiếm.

d. Thập niên 90 – Thời hoàng kim của áo thun in hình, áo thun quảng cáo

Những chiếc áo thun có in họa tiết được ra đời từ những năm đầu của thập niên 60, nhưng phải đến tận 30 năm sau nó mới thật sự bước vào thời hoàng kim.

Những nhà thiết kế nổi tiếng của Calvin Klein, Ralph Lauren và Fubu đã lấn sân chơi vào áo thun để đưa ra các mẫu logo gắn liền với thương hiệu trên áo thun của họ và không ngừng sáng tạo ra nhiều hình ảnh hơn được giới trẻ săn đón quyết liệt.

Bước sang những năm 1980, áo thun đã dần phát triển thành một hình thức để truyền tải thông điệp, thương hiệu bằng cách in logo lên áo thun. Các nhãn hàng tiêu dùng lớn như Coca-Cola và chuột Mickey đã sử dụng cách thức này.

Thế nhưng, đến tận thập niên 90, áo thun quảng cáo mới thực sự trở nên phổ biến đối với các công ty thuộc mọi lĩnh vực. Kể từ đó đến ngày nay, việc đặt may áo thun có in logo hoặc thông điệp của công ty đã trở thành một phần của chiến dịch quảng cáo mà các công ty thực hiện.

e. Thập niên đầu thế kỉ 21 – Áo thun đồng phục, áo thun đặt theo yêu cầu trở nên dễ dàng

Thế giới bước sang thế kỷ 21, cùng với sự tiến bộ vượt trội của công nghệ in ấn và các phần mềm thiết kế, chỉnh sửa và Internet phát triển, thì việc tự thiết kế một chiếc áo thun chưa bao giờ dễ dàng như vậy.

Thêm vào đó, công nghệ in chuyển nhiệt, in Offset, in kỹ thuật số hay in laser ra đời có thể in tất cả các hình ảnh lên bề mặt áo trong vòng chưa đến 1 phút. Điều này đã mở ra một bước tiến vượt bậc trong việc sử dụng áo thun tự thiết kế.

Hiện nay, việc sở hữu một chiếc áo thun tự thiết kế, không giống kiểu của người khác là hoàn toàn dễ dàng, bạn chỉ cần tự thiết kế một hình ảnh, logo trên các công cụ thiết kế phổ biến như Photoshop, Illustrator, Corel hoặc sử dụng phần mềm thiết kế áo thun online trên các website áo đồng phục rồi gửi mẫu thiết kế này cho các cơ sở may áo thun đồng phục, may áo thun theo yêu cầu là bạn là đã có một chiếc áo thun theo sở thích trong thời gian ngắn.

4. Những điểm thú vị trong quá trình hình thành của áo thun

a. Về cơ bản áo thun vẫn “lạc hậu” với kiểu dáng xa xưa

Dù có trải qua bao nhiêu thay đổi theo chiều dài lịch sử, chiếc áo thun vẫn trung thành với kiểu dáng hình chữ nhật, hai tay tạo thành hình chữ T với tên gọi quen thuộc T-Shirt.

b. Áo thun được mặc định chỉ dành cho đàn ông

Do nguồn gốc xuất phát ban đầu từ chiếc áo lót của những người lính Mỹ. Vào năm 1943, quân đội Hoa Kì đổi áo màu từ màu trắng sang màu kaki nhằm mục đích ngụy trang cho người lính.

c. Áo thun trắng và quần jeans gắn liền với giới lao động chân tay1. C

Vào những năm 50 của thế kỉ XX, động đảo giới trẻ đã mặc áo thun trắng và quần jeans để tỏ rõ thái độ đứng về phía lao động chân tay và không muốn gắn với hình ảnh của văn phòng.

d. Áo thun T-shirt biểu tượng của sự bình đẳng giới

Ban đầu, áo thun chỉ dành cho nam giới. Nhưng hiện nay, ai cũng có thể mặc không phân biệt nam hay nữ, thậm chí cộng đồng LGBT cũng có thể mặc. Điều đó thể hiện cho sự bình đẳng cộng đồng, không phân biệt, ai ngày nay cũng đều có thể mặc áo thun trong cuộc sống hằng ngày.

e. Trong lịch sử, áo thun đều có tay ngắn

Do ban đầu là những chiếc áo lót của quân đội Mỹ nên áo thun từ xưa cho đến hiện tại đều có kiểu dáng tay ngắn là chủ yếu. Tuy nhiên, cũng có một kiểu áo thun không tay mà ta hãy gọi theo cách người Việt đó là áo 3 lỗ, “sang” hơn. Tây hơn một chút thì được gọi là áo Tank-top. Vào những năm 1920, loại áo này người ta hay mặc để đi bơi. Tại thời điểm đó, hồ bơi không được gọi là swimming pool như bây giờ mà được thay thế bởi cái tên swimming tank (bể bơi). Nên áo có tên là Tank-top (áo bể)

Qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của chiếc áo thun mà mình vẫn đang mặc hàng ngày.

Cho mình 5 sao nhé!
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận