Kích Thước Các Loại Khổ Giấy In Phổ Biến

Giấy in là một phần không thể thiếu trong ngành in ấn. Tuy đã nghe nhiều về các loại giấy in, nhưng chắc hẳn bạn vẫn chưa nắm rõ hết các loại khổ giấy trong in ấn một cách chính xác nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được chính xác các kích thước khổ giấy in đang sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường và cũng lý giả được tại sao lại có nhiều loại khổ giấy in đến vậy và quy chuẩn các kích thước giấy in!!

Kích thước các khổ giấy in

Các Loại Khổ Giấy In Phổ Biến

Trong lĩnh vực in ấn hiện nay, có một số loại khổ giấy quy chuẩn phổ biến hay các Các Loại Giấy Trong Ngành In mà nếu như bạn không làm trong lĩnh vực này thì không thể biết hết được. Đó là các khổ giấy A, B, C, D, E. Mỗi loại khổ giấy sẽ có các loại kích thước tiêu chuẩn riêng cho từng loại.

Khổ giấy in theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (DIN) đưa ra năm 1922. Theo đó, tiêu chuẩn kích thước giấy in theo ISO như sau:

+ Kích thước của giấy luôn viết chiều ngắn hơn trước.
+ Diện tích của khổ A0 là 1 m vuông.
+ Tất cả các khổ giấy trong dãy A, B, C đều phải có hình chữ nhật và có tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, nghĩa là xấp xỉ 1.414
+ Các khổ giấy trong dãy được xếp theo thứ tự xác định lùi với khổ sau có diện tích bằng 50% khổ giấy trước.
+ Các khổ giấy B được tạo nên từ việc lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của khổ giấy A.
+ Các khổ giấy C được tạo nên từ việc lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của khổ giấy A, B tương ứng.

Kích Thước Các Khổ Giấy In

1. Khổ giấy A

Kích thước khổ giấy A là kích thước được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Trong khổ giấy A, chúng ta có thể chia ra nhiều loại kích thước khổ giấy khác nhau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần. Khổ giấy A thường có 18 loại được đặt tên đánh số  theo tứ tự từ A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13, A14, A15, A16, A17

Kích thước chi tiết khổ giấy A

Kích thước khổ giấy A

Trong đó:

Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm

Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm

Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm

Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm

Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm

Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm

TÊN KHỔ GIẤY KÍCH THƯỚC MM KÍCH THƯỚC INCHES
A0 841 × 1189 33,1 × 46,8
A1 594 × 841 23,4 × 33,1
A2 420 × 594 16,5 × 23,4
A3 297 × 420 11,69 × 16,54
A4 210 × 297 8,27 × 11,69
A5 148 × 210 5,83 × 8,27
A6 105 × 148 4,1 × 5,8
A7 74 × 105 2,9 × 4,1
A8 52 × 74 2,0 × 2,9
A9 37 × 52 1,5 × 2,0
A10 26 × 37 1,0 × 1,5
A11 18 × 26
A12 13 × 18
A13 9 × 13

 

Đặc điểm của khổ giấy cỡ A

Diện tích của khổ A0 quy định là 1m², cụ thể các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841 x 1189mm

Tất cả các khổ giấy A đều có hình dạng hình chữ nhật với tỷ lệ chiều dài là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414 chiều ngang.

Các khổ giấy loại A được đánh theo thứ tự theo thứ tự nhỏ dần, càng lùi về sau thì sẽ có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách gập đôi giấy và cắt ra)

Theo đó kích cỡ của khổ giấy A này sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn gấp 2 kích cỡ của khổ giấy A khác liền kề. Ví dụ, kích cỡ A4 sẽ chỉ bằng một nửa kích cỡ A3, nhưng nó lại to gấp 2 kích cỡ A5.

Tuy nhiên, hiện nay kích thước khổ giấy A0 đến A5 là loại thường được sử dụng nhất và khổ giấy A4 là khổ giấy chuẩn của khổ giấy A. A6 đến A17 được xem là quá nhỏ và hầu như ít khi được sử dụng để in ấn.

Kích thước khổ giấy A4 chuẩn

A4 là khổ giấy thường được sử dụng nhất trong in ấn, khổ giấy A4 có kích thước chuẩn là 210 x 297mm = 21 x 29,7 cm = 8,27 x 11,69 inches.

Còn khổ giấy A4 tính theo Pixel thì còn tùy hình ảnh và nhu cầu của người sử dụng mà có thể in với chất lượng khác nhau, pixel càng lớn thì chất lượng ảnh càng rõ.

Kích thước giấy A4 theo px Chiều rộng Chiều cao
A4 – 72 PPI 595px 842px
A4 – 200 PPI 1654px 2339px
A4 – 300 PPI 2480px 3508px
A4 – 400 PPI 3307px 4677px
A4 – 600 PPI 4961px 7016px
A4 – 1200 PPI 9921px 14031px

2. Khổ giấy B

Thực tế thì các kích thước của khổ B được suy ra từ việc lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A. Vì thế, tương như khổ A, khổ B cũng chia thành các loại kích thước khác nhau từ B0 đến B12.

Kích thước chi tiết khổ giấy B

Kích thước khổ giấy B

 

Trong đó:
• Kích thước khổ giấy B0: 1000 x 1414 mm
• Kích thước khổ giấy B1: 707 x 1000 mm
• Kích thước khổ giấy B2: 500 x 707 mm
• Kích thước khổ giấy B3: 353 x 500 mm
• Kích thước khổ giấy B4: 250 x 353 mm
• Kích thước khổ giấy B5: 176 x 250 mm
• Kích thước khổ giấy B6: 125 x 176 mm
• Kích thước khổ giấy B7: 88 x 125 mm
• Kích thước khổ giấy B8: 62 x 88 mm
• Kích thước khổ giấy B9: 44 x 62 mm
• Kích thước khổ giấy B10: 37 x 44 mm
• Kích thước khổ giấy B11: 22 x 31 mm
• Kích thước khổ giấy B12: 15 x 22 mm

3. Khổ giấy C

So với khổ A và B, khổ giấy C ít được sử dụng trong in ấn hơn. Nhưng nó cũng là một trong những kích thước giấy quy chuẩn của khổ giấy. Có 11 kích thước khổ giấy C khác nhau từ C0 đến C10 như bên dưới:

Kích thước chi tiết khổ giấy C

Kích thước khổ giấy C

 

• Kích thước khổ giấy C0: 917 x 1297 mm
• Kích thước khổ giấy C1: 648 x 917 mm
• Kích thước khổ giấy C2: 458 x 648 mm
• Kích thước khổ giấy C3: 324 x 458 mm
• Kích thước khổ giấy C4: 229 x 324 mm
• Kích thước khổ giấy C5: 162 x 229 mm
• Kích thước khổ giấy C6: 114 x 162 mm
• Kích thước khổ giấy C7: 81 x 114 mm
• Kích thước khổ giấy C8: 57 x 81 mm
• Kích thước khổ giấy C9: 40 x 57 mm
• Kích thước khổ giấy C10: 28 x 40 mm

4. Kích thước khổ giấy D Và E

Bên cạnh 3 khổ giấy A, B, C thông dụng như trên thì 2 khổ giấy D, E cũng được nhiều nước trên thế giới sử dụng thông dụng. Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta thì không sử dụng 2 loại khổ giấy này

Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) về khổ giấy in

  • Kích thước của khổ giấy luôn được viết theo quy ước là chiều ngắn hơn viết trước.
  • Tất cả các khổ trong dãy ABC đều là hình chữ nhật, tỷ lệ 2 cạnh là \sqrt{2} ≈ 1,414.
  • Theo quy định, diện tích của khổ giấy A0 là 1m², từ đó ta tính được các cạnh của khổ giấy A0 là 841 x1 189mm.
  • Các khổ trong cùng một dãy sẽ được xác định lùi dần theo thứ tự, diện tích khổ sau bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn).
  • Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A
  • Các khổ của dãy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng

Lịch Sử Hình Thành Kích Thước Khổ Giấy

Các kích thước khổ giấy được thiết lập chính thức từ năm 1975, dựa trên tiêu chuẩn gốc của Đức vào năm 1922. Khuôn khổ chuẩn mực và phổ biến nhất là A4 – phổ biến trong các tư liệu in ấn, photo văn phòng và học đường.

Cụ thể hơn, trong đó có kích thước khổ giấy A xuất phát từ tiêu chuẩn ISO 216 (International Organisation for Standards) dựa trên tiêu chuẩn DIN 476 của Đức. Tiêu chuẩn ISO tất cả đều dựa trên nguyên tắc chiều dài căn bậc 2  của chiều ngang hoặc tỉ lệ 1:1.4142. Các kích thước khổ giấy sê-ri A này rất phổ biến hiện nay và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động in ấn, văn phòng phẩm, bưu thiếp.

Mong rằng với những gì mà bài viết chia sẻ, các bạn có thêm kiến thức về các loại khổ giấy phổ biến trong in ấn hiện nay.

Cho mình 5 sao nhé!
0/5 (0 Reviews)

Trả lời