Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết
Ngành công nghệ in ấn nói chung và in áo thun nói riêng ngày càng phát triển, với nhiều kỹ thuật in khác nhau. Điều đó mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người sử dụng. Mỗi loại kỹ thuật in áo thun đồng phục có những ưu và nhược điểm khác nhau để phù hợp với sự lựa chọn đa dạng của nhiều người.
Bài viết này xin chia sẻ tới bạn đọc các công nghệ in áo thun phổ biến hiện nay, những kỹ thuật được sử dụng chủ yếu để in áo thun tại Việt Nam cũng như trên thế giới được các cơ sở in áo thun áp dụng tuy có nhiều kỹ thuật khác song đây vẫn là chủ yếu.
1.Kỹ Thuật In Chuyển Nhiệt Lên Áo Thun Đồng Phục
In chuyển nhiệt là kỹ thuật in khá phổ biến lên áo thun hiện nay. Phương pháp in này thực chất là in trước họa tiết lên giấy chuyển nhiệt bằng máy in phun màu và ép nó lên mẫu áo đồng phục. Với tác động của nhiệt, họa tiết sẽ được in lên áo.
a) Các giai đoạn của in chuyển nhiệt lên áo
+ Bước 1: in họa tiết bạn chọn lên giấy chuyển nhiệt thông qua máy in phun màu.
+ Bước 2: Ép giấy lên áo thun để họa tiết in lên áo thông qua nhiệt.
b) Ưu và nhược điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt
• Ưu điểm kỹ thuật in chuyển nhiệt
+ Có thể dễ dàng in các hình ảnh, hoa văn hay hoạt tiết có màu sắc phức tạp lên bề mặt sản phẩm.
+ In trực tiếp từ file thiết kế đồ họa hoặc hình ảnh lên trên vải mà khó có thể bị phai màu (ngay cả khi giặt bằng tay hoặc thuốc tẩy).
+ Linh động trong hình ảnh in hoặc có thể in trên bất kỳ vùng nào của áo.
+ Kỹ thuật in đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.
+ Màu sắc đẹp, chân thật, có thể in 3D, in tràn thân áo.
• Nhược điểm kỹ thuật in chuyển nhiệt
+ In đẹp hơn trên các vải màu sáng như hồng, xanh da trời, trắng…
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn
+ Khó in lên trên vải có hàm lượng cotton cao
Để tìm hiểu kỹ hơn về Kỹ Thuật In Chuyển Nhiệt Lên Áo Thun Đồng Phục bạn có thể tham khảo bài viết sau
2. Kỹ Thuật In Lụa Lên Áo Thun Đồng Phục
In lụa là kỹ thuật in thông dụng hiện nay, Tên in lụa xuất phát từ việc bản lưới của khuôn in ban đầu làm bằng tơ lụa, sau đó dần mở rộng và được thay thế bằng các vật liệu khác như vải sợi hóa học, vải bông, lưới kim loại nên có tên gọi khác là in lưới.
In lụa được sử dụng tại châu Âu từ năm 1925 bằng việc in trên giấy, bìa, tấm kim loại, thủy tinh, vải giả da… In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
a) Các giai đoạn của in lụa
+ Bước 1: Xuất phim và chụp khung lụa
+ Bước 2: Tiến hành pha mực và kéo lựa để mực được in lên áo thun theo khung lụa đã chụp trước.
+ Bước 3: Sấy khô mực và bắt đầu ép nhiệt.
b) Ưu và nhược điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt
• Ưu điểm Kỹ thuật in lụa áo thun
+ Thời gian tương đối nhanh với số lượng lớn và màu sắc đẹp mắt.
+ Thao tác thực hiện cũng đơn giản không làm mất nhiều thời gian và tốn công sức.
+ Có thể in trên nhiều loại vải khác nhau, màu in tươi sáng
+ Chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc ban đầu không cao
+ Nếu in số lượng lớn giá thành rẻ
+ Lớp mực mỏng không gây cứng áo
• Nhược điểm Kỹ thuật in lụa áo thun
+ Sau một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm sử dụng hình in trên áo sẽ bị mờ dần, dễ bị ẩm mốc và bong tróc.
+ Màu sắc in bị hạn chế.
+ Thời gian để mực khô tương đối lâu cần 3-5 ngày, sau đó bạn mới có thể giặt áo.
3. In Kỹ Thuật Số Lên Áo Thun Đồng Phục
Đây là kỹ thuật in tiên tiến nhất hiện nay, đem lại thành quả lớn cho ngành công nghiệp in ấn nói chung và in áo thun nói riêng. Được sử dụng hoàn toàn bằng máy in kỹ thuật số. Giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức nhưng cũng đem lại những hình ảnh chân thực.
a) Các giai đoạn in kỹ thuật số trên áo thun
+ Bước 1: Dùng nước chuyên dụng xử lý áp để mực in có màu đẹp hơn
+ Bước 2: Tiến hành ép nhiệt để hóa chất trên áo được khô
+ Bước 3: Trải áo lên lên bàn in và để máy kỹ thuật số in lên áo.
+ Bước 4: Làm khô mực in bằng cách ép nhiệt
b) Ưu và nhược điểm của in kỹ thuật số trên áo thun
• Ưu điểm In kỹ thuật số áo thun
+ Tốc độ in cực nhanh và độ chính xác cao
+ Không bị kén vải, nó có thể in trên cotton 100%, 65/35%, vải visco… bất kể là vải tối màu hay thậm chí vải đen.
+ Màu sắc in mang lại độ trung thực và bền cao
+ Có thể in được tất cả các hình ảnh mà không cần chỉnh file hay xử lý thiết kế
+ Không làm cho áo bị cứng vì mực in thấm rất nhanh.
+ Có thể in được số lượng từ ít đến nhiều, thậm chí là 1 áo.
• Nhược điểm In kỹ thuật số lên áo thun
+ Hình in không được sáng như in lụa
+ Phải dùng loại mực in riêng biệt và chi phí đầu tư tương đối cao.
4. Kỹ Thuật In Decal Lên Áo Thun
In Decal hay có tên gọi khác là “in Vinyl” là kỹ thuật in còn mới nhưng vẫn nhận được nhiều sự chọn lựa bởi nó có được những ưu và nhược điểm của riêng minh.
a) Các công đoạn của in Decal
+ Bước 1: In thiết kế lên decal
+ Bước 2: Cắt miếng Decal theo thiết kế
+ Bước 3: Gỡ bỏ phần decal không sử dụng
+ Bước 4: Ép nhiệt decal lên áo thun
b) Ưu và nhược điểm của in Decal lên áo thun
• Ưu điểm kỹ thuật in Decal áo thun
+ Có thể sử dụng nhiều hiệu ứng độc và đẹp
+ In được vải tối màu, kể cả màu đen
+ Có thể in với số lượng ít
+ Mang lại màu tươi, sắc nét và không phai màu theo thời gian.
• Nhược điểm kỹ thuật in Decal áo thun
+ Lớp Decal tương đối dày nền làm cứng áo tại vị trí in
+ Với những hình ảnh quá nhỏ sẽ không thể in
+ Gía thành tương đối cao và thời gian in lâu do phải sản xuất lẻ từng áo.
+ Nếu kỹ thuật in không chuẩn hoặc do người sử dụng bảo quản không đúng thì hình trên áo dễ bị bong tróc.
Tùy thuộc vào vải áo thun, chi phí, mẫu thiết kế mà bạn chọn sẽ phù hợp với kỹ thuật in khác nhau. Vì thế, hãy cân nhắc thật kĩ để lựa chọn kỹ thuật in phù hợp để mang lại một áo thun đẹp, chất và ưng ý với mình.