Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết
- 1 Vải Acrylic là gì?
- 2 Lịch sử ra đời và phát triển của sợi vải Acrylic
- 3 Quy trình sản xuất sợi vải tổng hợp Acrylic
- 4 Ưu điểm và nhược điểm của vải Acrylic
- 5 Vải Acrylic được dùng để làm gì?
- 6 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản các sản phẩm từ vải Acrylic
- 7 Phân loại vải Acrylic
- 8 Một số câu hỏi về vải Acrylic thường gặp
Vải Acrylic là gì?
Vải Acrylic là một loại vải tổng hợp được làm từ sợi Acrylic, trong đó thành phần chính là polyacrylonitrile (khoảng 85% monome acrylonitrile) – một loại polymer tổng hợp từ dầu mỏ. Vải Acrylic được tạo ra nhằm bắt chước các loại sợi tự nhiên như len, nhưng có giá thành rẻ hơn và khả năng chống mốc, chống nhăn tốt hơn.

Vải Acrylic được biết đến với tên gọi khác len nhân tạo, (sợi tổng hợp acrylic, sợi len acrylic). Những sợi vải được dệt từ một loại polymer tổng hợp có tên Acrylonitrile kết hợp với một số hóa chất bổ sung như dầu mỏ và than. Nhằm nâng cao khả năng hấp thụ màu nhuộm cũng như cải thiện các đặc tính của vải. Chất liệu vải nổi bật với tính năng nhẹ, ấm áp và khả năng chống nhăn tốt.
Lịch sử ra đời và phát triển của sợi vải Acrylic
Vải acrylic được phát minh vào thập niên 1940 bởi Dupont, là một người có tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp dệt may. Dupont nghiên cứu sử dụng sợi Acrylic để thay thế cho len nhưng lại gặp vấn đề trong quá trình nhuộm vải và kéo sợi. Đồng thời, trong thời điểm đó, nylon và polyester bùng nổ quá mạnh nên nhà sản xuất ngừng phát triển sợi Acrylic. Đến những năm 1950, khi các trở ngại trên được khắc phục hoàn toàn, Dupont tiếp tục tiến hành chế tạo áo len bằng sợi Acrylic. Chất liệu vải Acrylic đã được sản xuất hàng loạt.
Và cho đến những năm 1970, việc sử dụng loại vải này lại bị hạn chế bởi phong trào bảo vệ môi trường, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường nổi lên. Vải Acrylic gặp phải chỉ trích vì chứa các chất độc hại và dễ cháy, có thể gây ung thư cho người sử dụng. Lúc này sản lượng Acrylic có giảm sút, dẫn đến việc tiêu thụ giảm mạnh ở Hoa Kỳ, và buộc họ phải xuất bán sang các nước châu Á và châu Phi.
Ngày nay, sợi Acrylic được tập trung sản xuất tại vùng Viễn Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico và Nam Mỹ. Vải Acrylic vẫn tiếp tục được sản xuất và phát triển tại các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á hiện nay.
Hiện nay, vải Acrylic đã “chiếm sóng” trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực thời trang, chúng giải quyết vấn đề kinh tế về trang phục cho những người có thu nhập chưa cao. Các sản phẩm như: quần áo thường ngày, áo len Acrylic, áo khoác, quần áo thể thao, khăn quàng, găng tay, giày… đều có một mức giá cực kỳ hợp lý. Ngoài ra, Acrylic cũng lọt vào “mắt xanh” của các doanh nghiệp khi chúng được sử dụng phổ biến để sản xuất chăn, thảm, vali, dụng cụ bảo quản, khăn lau…
Quy trình sản xuất sợi vải tổng hợp Acrylic
Quy trình sản xuất sợi vải tổng hợp vải Acrylic tương đối đơn giản, bao gồm ba bước cơ bản. Đảm bảo chất liệu của sợi vải đạt chất lượng cao, cụ thể như sau:

Bước 1: Tạo sợi Acrylic
Để có thể có được sợi Acrylic, cần phải bắt đầu bằng việc chuẩn bị polymer đầu vào chứa ít nhất là 85% monome acrylonitrile. Dùng phản ứng trùng hợp gốc tự do Polypropylene để tạo ra hợp chất Acrylonitrile. Các sợi polymer sẽ được hòa tan cùng với dung môi mạnh như NaSCN hoặc DMF. Sau đó, các gel thu được trước đó sẽ đùn qua máy trộn đa lỗ để tạo thành sợi vải. Các sợi vải sau đó được làm đông trong dung dịch tương tự dung môi, dưới ảnh hưởng của dòng khí trơ và nhiệt độ được kiểm soát.
Bước 2: Kéo sợi Acrylic
Các sợi Acrylic thu được sẽ được mang đi rửa sạch và kéo thành những sợi dài, mảnh để đạt được kích thước mong muốn, sẵn sàng để dệt thành những tấm Acrylic thành phẩm.
Bước 3: Dệt vải len Acrylic
Các sợi Acrylic sau khi thu hoạch sẽ được cuộn thành ống và chuyển đến khu vực dệt. Các nhà sản xuất dệt sợi Acrylic này thành vải tấm, sau đó ứng dụng cho những lĩnh vực khác nhau như trang phục, thảm hoặc nhiều ứng dụng khác, hoặc có thể bán sợi nguyên trạng với một số thay đổi nhỏ làm vật tư cho đan lát. Thành phẩm sẽ được nhuộm màu và phủ thêm một số hóa chất, đặc biệt là chất chống cháy.
Ưu điểm và nhược điểm của vải Acrylic
Giống như nhiều loại vải khác, vải Acrylic cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là những điểm mạnh và hạn chế của vải Acrylic, giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng ứng dụng cũng như những yếu tố cần lưu ý khi sử dụng:
Ưu điểm vải Acrylic
- Trọng lượng nhẹ nhưng bền: Chất vải Acrylic nổi bật với trọng lượng nhẹ, cảm giác khi chạm mềm và hơi giống len tự nhiên, mang đến sự thoải mái tối ưu cho người sử dụng. Nhờ có sự liên kết chặt chẽ của cấu tạo sợi vải bên trong nên vải Acrylic bên chắc, không dễ rách hoặc biến dạng, là sự thay thế lý tưởng cho vải len.
- Khả năng giữ nhiệt, giữ ấm tốt: Sợi vải được dệt khít tạo nên kết cấu vải dày dặn, và khả năng giữ ấm tốt trong thời tiết lạnh, thường dùng cho quần áo mùa đông.
- Khả năng co giãn và đàn hồi tốt: Vải Acrylic được pha thêm nhiều chất tạo độ co giãn, có thể kéo dài và co giãn theo nhiều chiều mà không bị mất form dáng ban đầu. Vải acrylic có khả năng phục hồi nguyên trạng tốt, chống nếp nhăn, nếp gấp hiệu quả trong quá trình sử dụng, tốt hơn nhiều so với cotton hay len.

- Tính chịu nhiệt cao: Vải Acrylic đứng thứ 2 trong danh sách các loại vải tổng hợp có khả năng chịu nhiệt tốt nhất.
- Dễ vệ sinh và vô cùng bền màu: Do vải Acrylic có đặc tính chống lại vết bẩn, tia UV, nên việc vệ sinh áo cũng vô cùng dễ dàng, khô nhanh sau khi giặt. Đặc biệt không bị phai màu trong quá trình giặt cũng như phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Vì vậy, việc vệ sinh, làm sạch cực kỳ dễ dàng và thuận tiện.
- Kháng khuẩn, chống nấm mốc: Do được dệt từ sợi nhân tạo nên vải Acrylic có một lợi thế vượt trội so với vải tự nhiên là kháng khuẩn, chống nấm mốc cực tốt, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Vải Acrylic còn khó bị oxi hoá khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Có khả năng chống lại các tác nhân gây hại: Vải Acrylic có thể chống lại một số hóa chất, dầu, ngăn chặn các loại sâu bọ, chống vi khuẩn, nấm mốc và hạn chế tia cực tím.
- Dễ nhuộm màu: Vải Acrylic rất dễ nhuộm màu, với đặc tính bám màu tốt và độ bền màu cao nên các sản phẩm từ sợi vải Acrylic rất đa dạng về màu sắc, đáp ứng rất tốt nhu cầu về thị yếu, sở thích của người tiêu dùng cũng như xu hướng của thị trường.
- Chi phí sản xuất thấp: Chi phí để sản xuất những sản phẩm từ vải Acrylic không cao. Đây cũng là lý do giúp vải Acrylic trở thành lựa chọn ưu việt trong ngành dệt may.
- Giá cả phải chăng: Giá cả của những sản phẩm từ vải Acrylic trên thị trường rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Với mức giá thấp hơn nhiều so với những loại vải tự nhiên hay vải tổng hợp khác nên vải Acrylic trở thành sự lựa chọn phổ biến.
Vải Acrylic có nhiều màu sắc đa dạng
Nhược điểm vải Acrylic
- Gây tác hại cho môi trường: Quá trình sản xuất vải Acrylic sử dụng rất nhiều các loại hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường. Sợi vải acrylic tồn tại rất lâu ngoài môi trường, thời gian phân hủy sinh học có thể lên tới 200 năm.
- Khả năng thấm hút mồ hôi kém, gây bí bách: Các loại vải tổng hợp nói chung đều khá thô, nóng, đặc biệt là không thoáng khí, thấm hút mồ hôi kém, dễ gây cảm giác nóng ẩm, bí bách, nhất là khi mặc trong thời tiết nóng hoặc oi bức. Khi tiếp xúc với da, vải Acrylic cũng sẽ không mang lại cảm giác thực sự mềm mại như chất liệu vải tự nhiên.
- Dễ biến dạng bởi nhiệt độ cao: Vải Acrylic là loại vải không chịu được nhiệt độ cao. Do đó rất dễ bị biến dạng hay co lại khi sấy hoặc là ủi.
- Dễ xù lông trong quá trình sử dụng: Thông thường sau một thời gian dài sử dụng sản phẩm từ vải Acrylic, khi có sự cọ sát hoặc vướng vào vật dụng sắc nhọn, có hiện tượng xù lông xuất hiện trên khu vực bề mặt vải nên gây mất thẩm mỹ. Có thể khắc phục đơn giản bằng cách sử dụng máy bào lông.
- Dễ chảy xệ: Mặc dù có độ bền cao nhưng vải Acrylic thường có tình trạng bai giãn hoặc chảy xệ sau thời gian dài sử dụng và giặt giũ, gây ra tình trạng mất form và không còn vừa vặn với cơ thể người dùng.

- Dễ tích điện: Vải Acrylic dễ bị tích điện và bám bụi, gây nên sự bám víu trong quá trình sử dụng.
- Kỵ nước, dễ cháy: Vì được làm chủ yếu từ nhựa nên vải Acrylic kỵ nước, có nguy cơ bắt lửa nhanh, dễ cháy và khó dập tắt.
- Dễ bị mài mòn: Vải Acrylic không chống mài mòn hiệu quả. Vì vậy cần kết hợp với các chất liệu khác để tăng cường khả năng chống mài mòn trong quá trình sử dụng.
- Gây tác hại cho sức khỏe: So với nhiều chất liệu khác, Acrylic có khả năng gây kích ứng khi tiếp xúc với da. Các chất chống cháy và hóa chất độc hại tích tụ dần dần trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cho người sử dụng.
Vải Acrylic được dùng để làm gì?
Vải Acrylic ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, nhờ vào những ưu điểm vượt trội của nó so với các loại vải khác. Dưới đây là một số ứng dụng chính của vải Acrylic:
Ứng dụng của vải Acrylic trong thời trang
Vải Acrylic thường được sử dụng để may áo len. Với khả năng giữ ấm tốt, bề mặt vải tạo ra mềm mịn, chống nấm mốc, những sản phẩm áo len được làm nên từ sợi Acrylic vẫn có chất lượng không kém sợi len tự nhiên. Ngoài ra, vải Acrylic còn được sử dụng để làm các loại áo hoodie, quần dài, khăn quàng cổ, áo khoác, mũ ấm, tất chân và găng tay… nhằm giữ ấm cơ thể. Bên cạnh đó, vải Acrylic cũng là một chất liệu tốt để tạo ra những trang phục thể thao như áo bóng đá, đồ tập gym… Khả năng đàn hồi và giữ form của vải giúp các sản phẩm có sự bền bỉ và hình dáng chuẩn.
Ứng dụng của vải Acrylic trong làm đẹp
Dựa vào đặc tính dễ nhuộm màu, vải Acrylic được dùng để chế tạo nên các mẫu tóc giả, mi giả và nhiều phụ kiện makeup khác. Nhờ vậy mà những phụ kiện này có độ bóng đẹp, mềm mại, suôn mượt như tóc thật, màu sắc đa dạng, độ bền cao, đáp ứng nhu cầu của người mua.
Ứng dụng của vải Acrylic trong sản xuất lều trại
Tận dụng những ưu điểm của vải Acrylic để tạo nên nhiều mẫu mã lều trại chất lượng, nhiều màu sắc. Với khả năng chống nước, chống nắng hiệu quả, lều trại từ Acrylic có thể cản gió, cản nắng, cản tia UV cực tốt, bảo vệ làn da tránh khỏi tác hại trực tiếp của ánh nắng mặt trời.

Ứng dụng của vải Acrylic trong thiết kế nội thất và vật dụng
Trong thiết kế nội thất, vải Acrylic được sử dụng để làm rèm cửa với nhiều thiết kế và màu sắc khác nhau, giúp cản sáng và tia UV cực tốt, bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và chống chói. Những sản phẩm thảm trải sàn, khăn trải bàn và bọc ghế sofa với nhiều màu sắc khác nhau và dễ dàng vệ sinh khi có vết bẩn. Acrylic cũng xuất hiện trong các sản phẩm như balo, và dù nhờ vào khả năng chống thấm nước hiệu quả.
Ứng dụng sợi Acrylic trong công nghiệp
Trong công nghiệp sợi Acrylic là thành phần cấu tạo nên sợi carbon. Sợi carbon là một trong những loại sợi phục vụ nhu cầu trong các ứng dụng của công nghiệp.
Ứng dụng sợi Acrylic làm vật liệu để đan len
Vì sợi Acrylic được thiết kế giống với len nên nó được sử dụng thay thế sợi len tự nhiên, nhờ vào việc sợi Acrylic có giá thành rẻ, ít tốn công sức.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản các sản phẩm từ vải Acrylic
Mặc dù vải Acrylic có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo sản phẩm từ vải Acrylic luôn bền, đẹp. Dưới đây là một số lưu ý trong cách vệ sinh và bảo quản vải Acrylic để nâng cao tuổi thọ và duy trì chất lượng của sản phẩm:
- Giặt bằng nước ấm: Có thể giặt bằng máy hoặc bằng tay, sử dụng nước ấm khi giặt, tránh nhiệt độ quá cao để giữ cho sợi vải Acrylic không bị co rút.
- Tránh sử dụng chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy có chứa hóa chất mạnh. Sử dụng chất tẩy nhẹ và không chứa clo để đảm bảo bề mặt vải không bị hư hại.
- Sử dụng nước xả làm mềm vải: Nếu sản phẩm có dấu hiệu bị khô cứng, hãy dùng nước xả làm mềm vải để giúp vải mềm mại hơn.
- Chọn chế độ giặt nhẹ: Khi sử dụng máy giặt, hãy chọn chế độ giặt nhẹ để tránh làm hỏng vải.
- Hạn chế sấy khô và là ủi: Tránh sấy khô hoặc là ủi vải acrylic để tránh làm biến dạng vải. Nếu cần, hãy sử dụng chế độ là ủi nhẹ và ở nhiệt độ thấp. Nên phơi khô tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp quá lâu.
- Tránh vắt mạnh: Đừng vắt vải Acrylic quá mạnh, vì có thể gây ra sự biến dạng của vải.
- Tránh để nước chảy trực tiếp: Trang phục có thể bị biến dạng khi để nước chảy trực tiếp lên bề mặt vải Acrylic.
- Khi không sử dụng, bảo quản sản phẩm từ vải Acrylic ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao. Điều này giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn và giữ được độ bền của vải.
Lưu ý khi vệ sinh sản phẩm từ vải Acrylic
Nếu bạn đang tìm chất liệu ấm, rẻ, nhẹ, bền, đẹp… thì acrylic là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, Acrylic là chất liệu khá nóng, không đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người dùng, không thân thiện với môi trường. Với thời tiết nóng hoặc người có làn da nhạy cảm, nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn chất liệu này vì vải này không thông thoáng và có thể gây kích ứng nhẹ.
Phân loại vải Acrylic
Vải Acrylic được phân thành bốn loại chính, ngoài ra còn có các biến thể chức năng và hỗn hợp. Mỗi loại đều có đặc điểm và tính năng riêng biệt, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau trong ngành may mặc và sản xuất. Dưới đây là cách phân loại các loại vải Acrylic phổ biến dựa theo nguồn, thành phần và chức năng:
Vải Acrylic thường (Regular Acrylic)
Vải sợi Acrylic hay còn gọi là Acrylic thường hoặc nguyên bản,
Thành phần: chứa ít nhất 85% acrylonitrile.
Chất liệu vải nổi bật với khả năng giữ ấm tốt, nhẹ, mềm, ấm áp, giống len, bền màu và chống co rút hiệu quả, chịu ánh nắng tốt.
Tuy nhiên, vải dễ bị xù lông và đứt sợi khi bị cọ xát mạnh.
Acrylic được sử dụng để dệt các sản phẩm như mũ len, áo len, khăn quàng và chăn mỏng
Vải Modacrylic
Thành phần: chứa 35–85% acrylonitrile với nhiều copolymer như vinylidene chloride.
Điểm ưu việt của loại vải này là khả năng chống nhăn tốt, chịu nhiệt, giữ dáng tốt, chống xù, chống mài mòn và chống cháy hiệu quả. Bề mặt vải cũng mềm mịn hơn vải acrylic nguyên bản.
Nhờ vào những ưu điểm vượt trội trên, vải modacrylic thường được tận dụng để sản xuất các bộ quần áo bảo hộ lao động nhờ sự mềm mại, dễ dàng hoạt động. Ngoài ra, loại vải này còn được dùng để may quần vải, làm tóc giả, lông giả.
Vải Nytril (Vinylidene Dinitrile Fiber)
Thành phần: chứa ít nhất 85% vinylidene dinitrile, có copolymer với vinyl acetate.
Vải Nitrile nổi bật với khả năng kháng khuẩn và kháng nấm xuất sắc. Chất vải giữ form tốt và có độ bền cao, trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu cao về tính bền bỉ và chống vi khuẩn.
Tuy nhiên, vải Nitrile cũng có những hạn chế. Vải khó nhuộm màu, bề mặt cứng và thô ráp. Chính vì những yếu tố này, vải Nitrile không phổ biến trong ngành may mặc mà chủ yếu được sử dụng để sản xuất thảm trải sàn và một số vật dụng chuyên biệt khác. Vải Nytrile chỉ sản xuất ở châu Á với số lượng nhỏ.
Vải Lastrile
Thành phần: chứa 10–50% acrylonitrile + diene (như butadiene),
Vải Lastrile có khả năng đàn hồi vượt trội. Đặc biệt, vải có thể kéo căng tới 50% độ dài và trở về trạng thái ban đầu mà không bị biến dạng.
Nhờ vào tính chất co giãn tốt nên vải Lastrile được ưa chuộng trong việc sản xuất các sản phẩm yêu cầu sự linh hoạt cao như đồ lót và các loại quần áo thể thao. Sự đàn hồi của vải đảm bảo sự thoải mái và phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu sự tự do trong chuyển động.
Hạn chế của vải Lastrile là ít được sản xuất với mục đích thương mại.
Các biến thể của vải Acrylic theo chức năng và hỗn hợp
- Acrylic-blends (vải pha Acrylic): kết hợp acrylic với len, cotton hoặc polyester, nhằm tăng mềm mại, thông thoáng hoặc giảm giá thành. Ứng dụng sản xuất các loại trang phục hàng ngày.
- High-pile Acrylic: sợi dày, mềm và lông xù, dùng làm chăn, thú nhồi bông, giả lông thú.
- Solution-dyed Acrylic: nhuộm trong dung dịch trước khi kéo sợi, cho màu bền, chống phai dưới tia UV; dùng cho vải ngoài trời như ô dù, bạt.
- Flame-retardant Acrylic: xử lý chống cháy, dùng cho nội thất trong ngành công nghiệp cần an toàn về lửa.
- Anti-pill Acrylic (chống xù): xử lý đặc biệt để hạn chế việc xuất hiện các vón nhỏ trên bề mặt. Ứng dụng sản xuất các loại trang phục lâu bền.
Một số câu hỏi về vải Acrylic thường gặp
- Vải Acrylic là gì?
Vải Acrylic là một loại vải tổng hợp, được tạo ra nhằm bắt chước các loại sợi tự nhiên như len, nhưng có giá thành rẻ hơn và khả năng chống mốc, chống nhăn tốt hơn.
- Có các loại vải Acrylic nào?
Có nhiều loại vải Acrylic, bao gồm vải Acrylic thường, Nytril, Lastrile, Modacrylic và nhiều loại khác.
- Nhược điểm của vải Acrylic?
Vải Acrylic có nhược điểm không thân thiện với môi trường, dễ chảy xệ, mất form, dễ bị xù lông và có cảm giác nóng và thô.
- Cách vệ sinh các sản phẩm từ vải Acrylic như thế nào?
Để vệ sinh các sản phẩm từ vải Acrylic nên giặt bằng nước ấm, hạn chế sấy khô, nên phơi khô tự nhiên, tránh ánh nắng quá gắt và tránh sử dụng bàn ủi nhiệt độ quá cao