In Offset Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Về Kỹ Thuật In Offset

Hiện nay, trong ngành công nghiệp in ấn có rất nhiều kỹ thuật in khác nhau. Mỗi kỹ thuật in sẽ có ưu và nhược điểm riêng tùy thuộc vào nhu cầu và lựa chọn của từng người.

In offset là một trong những kỹ thuật in ấn phổ biến nếu chưa muốn nói là phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong in ấn thương mại hiện nay bởi mang lại chất lượng hình ảnh đẹp và có thể in được số lượng lớn. Vậy in offset là gì? Quy trình in offset ra sao? Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi sau đây.

1. In Offset Là Gì?

In Offset là một kỹ thuật in ấn phổ biến hiện nay, là quá trình đưa các hình ảnh có dính mực in ép lên các tấm cao su (hay còn gọi là tấm Offset) trước và sau đó ép miếng offset lên giấy in, có thể sử dụng một màu mực hay nhiều màu (còn gọi là in 4 màu).

Ngoài tên gọi là in Offset, kỹ thuật in này còn có tên gọi khác là in gián tiếp, mực sẽ được thấm vào giấy in mạnh hơn so với các kỹ thuật in phủ bên ngoài.

2. Ưu Điểm Của Kỹ Thuật In Offset

– Đem lại chất lượng hình ảnh cao, sắc nét hơn so với in trực tiếp từ giấy vì miếng cao su có khả năng áp đều lên bề mặt cần in.
– Dễ dàng chế tạo, cải tiến các bản in.
– Do không cần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần in nên các bản in có khả năng giữ màu bền hơn.
– Có thể in trên nhiều bền mặt khắc nhau như: gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám

In offset ngày nay ngày càng phát triển mạnh, trên thị trường in ấn hiện nay đa số các sản phẩm in ấn đều sử dụng kỹ thuật in offset, nôt bật nhất  trong in tờ rơi, in catalogue, voucher, in sách vở, bìa giấy, sổ tay…những sản phẩm cần số lượng lớn.

3. Tiêu Chuẩn Của Kỹ Thuật In Offset

Tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá kỹ thuật in offset là chất lượng (tờ) in offset phải giống mẫu, khả năng lên màu phải đẹp đều, đối tượng in phải rõ ràng. Để đảm bảo được điều đó thì màu in và quy trình in rất quan trọng, mực in không được quá dày và chồng chéo lên nhau.

Những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình in ảnh hưởng đến màu sắc tờ in (và do đó đến chất lượng in) đó là:

+ Độ dày lớp mực trên giấy (tỉ lệ với Mật độ tông nguyên DV khi đo bằng Mật độ kế)
+ Độ lớn điểm tram và
+ Độ chồng mực (gắn chặt với thứ tự in chồng màu).

Để đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố này, bên cạnh việc quan sát bằng mắt, người ta phải sử dụng dụng cụ đo để có sự đáng giá khách quan, loại bỏ ảo giác chủ quan. Dụng cụ thông dụng nhất là Mật độ kế.

Kĩ thuật kinh nghiệm của nhân viên in cũng là một trong những điểm cần ghi nhớ khi xảy ra những rắc rối trong quá trình in.

Thứ tự in chồng màu đạt tiêu chuẩn Châu Âu:

+ Đầu tiên với in 4 màu ướt đến chồng cuối cùng là ướt (máy nhiều màu). Theo các màu: Đen – Xanh – Đỏ magenta – Vàng.
+ Với In 2 màu ướt – chồng – khô và ướt – chồng – ướt: các màu theo thứ tự : Xanh cyan – Đỏ magenta -> Đen – Vàng
+ Đối với In 1 màu ướt – chồng – khô: các màu đi theo thứ tự: Xanh cyan -> Đỏ magenta -> Vàng -> Đen.

4. Cấu Tạo Máy In Offset

Bất kì một máy in offset nào cũng không thể thiếu 3 bộ phận chính dưới đây:

+ Trục ống bản hay còn gọi là trục ống mang khuôn.
+ Ống offset được thiết bị bằng 1 trục ống với tấm cao su
+ Hệ thống của lô truyền mực, của lô truyền ẩm và trục ống in

5. Quy Trình Của Kỹ Thuật In Offset

Bước 1: Thiết kế bản in offset

Bước đầu tiên của quy trình in là bạn cần thiết kế một bản in đẹp, đạt tiêu chuẩn và phải thể hiện đầy đủ nội dung bạn muốn in. Nội dung thiết kế trên file như thế nào sẽ chính là kết quả mà tờ in của bạn thể hiện ra như thế đó.

Bước 2: Output film

Output film là bước kế tiếp cũng không kém phần quan trọng, sau khi bản thiết kế bản in được hoàn chỉnh.

Film sẽ được out ra thành bốn tấm màu đại diện cho hệ màu CMYK, tất cả các màu sắc đều có thể được chế ra từ 4 màu cơ bản đó. Hệ màu CMYK đại diện cho 4 màu: C (Cyan: xanh), M (Magenta: hồng), Y (Yellow: vàng), K (Black: đen).

Đối với những bản in sử dụng một màu thì không cần xuất film. Còn bản in sử dụng nhiều hơn một màu sẽ phải outfilm. 4 màu trên chỉ là màu chuẩn, còn thực tế khi in ra sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, các màu sau in sẽ dựa vào 4 màu chuẩn để tạo thành.

Bước 3: Phơi bản kẽm

Tiếp theo là bước phơi bản kẽm, mỗi tấm sẽ được phơi ở mỗi bản kẽm riêng biệt. Kết thúc bước này chúng ta có trên tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu C, M, Y, K và chuẩn bị bước vào công đoạn in ấn.

Bước 4: In offset

Đầu tiên, bạn cần chọn 1 trong số 4 màu kẽm lắp lên quả lô máy in, màu được chọn và mực in phải tương ứng nhau. Qủa lô chạy qua tờ giấy sẽ đập phần in xuống giấy in, liên tục như vậy cho đến khi đạt số lượng bản in cần in. Vậy là xong 1 màu.

Tiến hành vệ sinh máy để lấy đi hết mực cũ, lắp kẽm mới và mực mới tương ứng của một trong 3 màu còn lại vào và tiếp tục tiến hành như trên. Tương tự như vậy cho đến khi hết 4 màu. 4 màu chồng lên nhau sẽ tạo ra bản in hoàn chỉnh.

Việc chọn màu nào trước trong 4 màu vẫn chưa có một quy trình cụ thể, mà nó tùy thuộc vào kinh nghiệm của người thợ in. Vì thế, chất lượng bản in ra sao còn tùy thuộc vào bước này.

Bước 5: Gia công sau in

Đây là bước cuối cùng của quy trình in offset. Gồm 2 phần:

+ Gia công cán màng: gồm cán màng mờ và màng bóng (tùy vào yêu cầu của khách), giúp sản phẩm dày hơn, chống trầy, chống rách, chống thấm.
+ Gia công cắt thành phẩm: bước này quyết định đến hình dáng của sản phẩm nên phải làm tỉ mỉ và chỉn chu.

Trên đây là những thông tin cơ bản và quy trình của in offset. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ cho quý khách.

Cho mình 5 sao nhé!
5/5 (1 Review)

Trả lời